Sự bùng nổ của Clubhouse; Facebook muốn đi trước Apple thuyết phục người dùng !

Sự bùng nổ của Clubhouse; Facebook muốn đi trước Apple thuyết phục người dùng !

(1) Sự bùng nổ của Clubhouse có phải là dấu hiệu thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh tế âm thanh trong tương lai sắp tới? 

(2) Facebook đang muốn đi trước Apple thuyết phục người dùng “cho phép theo dõi”; 

(3) Doanh nghiệp bán lẻ là nguồn đóng góp chính cho doanh thu quảng cáo Google trong Q4/2020; 

(4) Instagram giới thiệu tính năng mới “recently deleted” và thử nghiệm hạn chế chia sẻ post trên stories là những tin thú vị mà bạn không thể bỏ qua. 

1: Sự trỗi dậy của Clubhouse và sự tăng trưởng của Podcast Ads

Clubhouse đang là chủ đề bàn tán xôn xao trong những ngày gần đây. Clubhouse là một ứng dụng, đóng vai trò như mạng xã hội cho phép người dùng trò chuyện. Thảo luận và chia sẻ các chủ đề thông qua hình thức audio chat. Sự phổ biến của Clubhouse cho ta thấy được nội dung trên mạng xã hội đã dần có sự thay đổi từ text (Facebook), hình ảnh (Instagram), video ngắn (TikTok) và nay được mở rộng sang hình thức âm thanh.

Theo nghiên cứu gần đây nhất từ công ty phân tích MediaRadar cho biết. Doanh thu quảng cáo Podcast Q4/2020 ở Mỹ đã tăng 11% YoY. Dự kiến năm nay sẽ tiếp tục tăng 10-15%. Ngoài ra, các Advertisers cũng có ý định tiếp tục gia tăng tỷ lệ ngân sách quảng cáo Podcast. Số lượng Advertisers bắt đầu đầu tư vào kênh này cũng tăng lên đều đặn. Qua đó ta có thể dự đoán được mô hình kinh tế âm thanh sẽ có những sự thay đổi thú vị trong thời gian sắp tới. 

2: Facebook cố gắng thuyết phục người dùng “Allow Tracking”

Công ty Facebook đang gấp rút thực hiện một cuộc thử nghiệm. Trước khi Apple chính thức tung ra chính sách bảo vệ quyền riêng tư mới “Thông báo popup để cho phép không cho phép ứng dụng theo dõi”. 

Từ ngày 1/2 thì Facebook và Instagram đã tiến hành thực hiện thử nghiệm trên toàn thế giới. Với nội dung tin nhắn đề cập đến cách Facebook bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Dữ liệu người dùng sẽ ảnh hưởng ra sao đến các quảng cáo cá nhân hoá…Và cuối cùng cho phép người dùng chọn “cho phép” hoặc “từ chối” ứng dụng theo dõi. Trong cuộc thử nghiệm lần này. Cả tin nhắn của Facebook và ATT popup của Apple. Đều xuất hiện để so sánh sự khác biệt giữa việc người dùng có đồng ý hay không. Sau khi xem nội dung tin nhắn Facebook.  

Facebook đã bắt đầu thử nghiệm tin nhắn này trong ứng dụng mới vào ngày ½. tin nhắn này sẽ xuất hiện trước thông báo popup “cho phép/không cho phép” theo chính sách AppTrackingTransparency (ATT) ở iOS14 sắp tới của Apple.

Facebook tin rằng một cuộc thử nghiệm như vậy là điều cần thiết. Mặc dù Apple cho phép hỗ trợ đa ngôn ngữ trong ATT popup. Nhưng nó không đủ không gian để các Developers, có thể thuyết phục người dùng chọn “Cho phép Theo dõi (Allow Tracking)”. 

Kể từ khi Apple công bố chính sách bảo vệ quyền riêng tư mới. Facebook tự xem mình là “chiếc ô bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ”. Và cho rằng chính sách mới của Apple khiến các nhà phát triển ứng dụng. Có quy mô nhỏ khó duy trì thu nhập hơn trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, bình luận của Facebook đã không nhận được sự đồng tình từ chính nhân viên của mình. Một kỹ sư của Facebook từng nói: “It feels like we are trying to justify doing a bad thing by hiding behind people with a sympathetic message.”  

3: Các Advertisers đã trở lại! Doanh nghiệp bán lẻ là nguồn chính cho doanh thu quảng cáo Google trong Q4/2020

Doanh thu quảng cáo của Google trong Q3/2020 đã tăng trở lại và tiếp tục duy trì tăng trưởng đến Q4/2020 với mức tăng 23% YoY. Các doanh nghiệp bán lẻ được xem là nguồn thu chính. Và các ngành khác như công nghệ, truyền thông, giải trí và sản phẩm tiêu dùng. Cũng đóng góp rất nhiều vào doanh thu quảng cáo Google. Trong đó, quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu quảng cáo. Tạo ra 31.9 tỷ USD tăng 17% YoY. Đứng thứ nhì là YouTube đã mang về 6.9 tỷ USD tăng trưởng vượt bậc 47% YoY.

4: IG ra mắt tính năng mới “recently deleted”; thử nghiệm hạn chế tính năng chia sẻ trên stories

Đầu tiên là tính năng khôi phục những bài đăng đã xoá gần đây. Bao gồm photos, videos, reels, IGTV videos, và stories. Nói một cách đơn giản, nó giống như thêm một thùng rác vào IG của bạn. Các nội dung đã xoá sẽ ở trong thư mục folder trong 30 ngày, và sẽ tự động xoá đi sau thời điểm đó. Tuy nhiên, các stories đã bị xoá đi thuộc trường hợp ngoại lệ. Chúng sẽ nằm trong phần đã xoá gần đây trong 24 giờ trước khi bị xoá vĩnh viễn. 

Kế đến là IG sau khi thu thập ý kiến của người dùng, đã nhận thấy nhiều người không muốn thấy quá nhiều bài đăng xuất hiện trên stories. Để đáp lại nhu cầu của người dùng thì IG đã quyết định thử nghiệm hạn chế tính năng chia sẻ bài đăng trên stories. Một bộ phận người dùng được IG chọn để thử nghiệm tính năng này. Họ sẽ bị IG hạn chế chia sẻ bài đăng của người khác hoặc của chính họ lên stories.

Chia sẻ lại bài đăng trên stories là một điều phổ biến ngày nay. Dù nó sẽ mang đến tình huống là bạn sẽ thấy một bài đăng trong feed (bảng tin) của mình. Sau đó ngay lập tức lại thấy bài đăng đó trùng lặp trong stories của bạn bè mình. 

Ví dụ: đẩy các bài đăng của một tổ chức NPO nào đó trong khu vực bạn sinh sống. Sẽ tăng cơ hội cho tổ chức ấy nhận được nhiều khoản đóng góp hơn.

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thủ đô Việt Nam là gì