Marketing Online đã trở thành một trong những kênh quảng cáo lớn nhất hiện nay. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều bắt đầu lên chiến lược Marketing Online cho riêng mình, bởi những hiệu quả vượt trội mà kênh quảng cáo này mang lại.
Tuy nhiên, để xây dựng một Chiến Lược Marketing Online hiệu quả là một công việc Không hề dễ và cần phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng với một sự đầu tư hợp lý về thời gian, con người và tiền bạc.
Vậy làm sao để có được một chiến lược marketing online hiệu quả? Cùng chúng tôi tham khảo các bước sau đây nhé!
Mục lục
Kế hoạch marketing là gì
Kế hoạch marketing là một thứ không thể thiếu cho doanh nghiệp, nó giúp ích rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, kế hoạch marketing cũng có thể được sử dụng cho những mục tiêu ngắn hạn.
Nếu doanh nghiệp lập kế hoạch marketing tốt thì nó sẽ giúp cho những chiến lược marketing doanh nghiệp đó thực hiện trong tương lai hiệu quả hơn.

Quy trình Lập kế hoạch Marketing chiến lược:
1. Phân tích thị trường và chiến lược Marketing hiện tại
Mục đích của phân tích này là:
- Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng
- Phân tích cạnh tranh: ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thị phần và chiến lược của họ.
Phân tích chiến lược Marketing hiện hành: Trong điều kiện môi trường mới các chiến lược Marketing mix có còn phù hợp nữa không?
2. Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Phân tích SWOT là phân tích cơ hội và thách thức (do môi trường mang lại), điểm mạnh và điểm yếu của bản thân công ty. Trong điều kiện môi trường mới sẽ xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời các nguy cơ đe doạ mới. Khi công ty nhận thức được về các cơ hội và thách thức, họ sẽ chủ động xây dựng kế hoạch để nắm bắt, khai thác các cơ hội, đồng thời vượt qua các nguy cơ đe doạ. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Do vậy, cần xem xét các vấn đề cơ bản sau đây:
- Xác định các cơ hội và nguy cơ do môi trường mang lại cho công ty
- Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của công ty
- Xác định vị thế thị trường hiện tại của công ty
Phân tích SWOT là phân tích cơ hội và thách thức (do môi trường mang lại), điểm mạnh và điểm yếu của bản thân công ty. Trong điều kiện môi trường mới sẽ xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời các nguy cơ đe doạ mới. Khi công ty nhận thức được về các cơ hội và thách thức, họ sẽ chủ động xây dựng kế hoạch để nắm bắt, khai thác các cơ hội, đồng thời vượt qua các nguy cơ đe doạ. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Do vậy, cần xem xét các vấn đề cơ bản sau đây:
Xác định các cơ hội và nguy cơ do môi trường mang lại cho công ty
Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của công ty
Xác định vị thế thị trường hiện tại của công ty
3. Xác định các mục tiêu Marketing
Khi đặt ra các mục tiêu Marketing cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
- Mục tiêu Marketing phải phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược của công ty.
- Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được.
- Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể (Ví dụ : Hoà vốn sau 2 năm hoạt động). • Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan trọng
Thông thường mục tiêu Marketing là doanh số bán, lợi nhuận và thị phần chiếm được, vị thế của công ty, vị thế của sản phẩm, mục tiêu tăng trưởng.
4. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm mới của công ty. Nếu trong thị trường mục tiêu mà công ty chọn đã có các sản phẩm cạnh tranh thì vấn đề tiếp theo là phải định vị sản phẩm của công ty định triển khai so với các sản phẩm cạnh tranh đó.
5. Xây dựng các chiến lược Marketing hỗn hợp
Marketing hỗn hợp là tập hợp các chiến lược Marketing bộ phận mà công ty có thể chủ động kiểm soát để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm thực hiện các mục tiêu Marketing.
a) Chiến lược sản phẩm
Bao gồm việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tên gọi, nhãn hiệu, bao bì, các đặc tính, các dịch vụ khách hàng.
b) Chiến lược giá cả
Bao gồm việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, xác định phương pháp định giá, xác định chiến lược giá.
c) Chiến lược phân phối
Bao gồm việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các trung gian trong kênh, lựa chọn phương thức vận chuyển…
d) Chiến lược xúc tiến (hay truyền thông Marketing)
Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông, lựa chọn các phương tiện truyền thông.
Cùng với các chiến lược trên là hệ thống các biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
6. Xây dựng chương trình hành động và dự báo ngân sách
Chương trình hành động có vai trò đảm bảo cho kế hoạch Marketing của công ty được thực hiện. Xây dựng chương trình hành động là biến các chiến lược Marketing thành các chương trình hành động cụ thể. Chương trình hành động trả lời các câu hỏi sau:
- Cái gì sẽ được thực hiện?
- Khi nào thực hiện?
- Ai chịu trách nhiệm thực hiện gì?
- Tổng kinh phí thực hiện?
- Xây dựng chương trình hành động và dự báo ngân sách
- Quản trị chiến lược và kiểm tra quy trình thực hiện kế hoạch
Kết luận
Hy vọng rằng, qua bài viết trên các bạn đã phần nào hiểu được quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang có dự định học theo Digital Marketing nói chung cũng như Marketing Online nói riêng thì bạn có thế tham khảo khóa học Marketing Online của Tigobiz, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng và những thực nghiệm quý giá.
Bấm “Ctrl+D” Để lưu trữ trên Bookmark và xem lại, hoặc bấm vào biểu tượng ngôi sao cuối địa chỉ web.
Add a Comment