marketing là gì?

Marketing là gì? Các bước lập kế hoạch Marketing

Các bước lập kế hoạch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp có được hướng đi đúng đắn nhất. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm vững các bước lập kế hoạch, thậm chí là đốt cháy giai đoạn. Chính vì vậy, trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn các bước lập kế hoạch chi tiết và đầy đủ để việc kinh doanh được thành công.

1.Kế hoạch Marketing là gì?

Marketing plan
Marketing plan

Có thể nói kế hoạch Marketing là một phần không thể thiếu của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch marketing là một phần trong kế hoạch kinh doanh tổng thể. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp cụ thể, nó có thể tách rời để thực hiện mục tiêu ngắn hạn.

Việc lập kế hoạch Marketing tốt nó sẽ giúp cho chiến lược Marketing được vận hành trơn tru, xác định mục tiêu, chiến thuật rõ ràng. Kế hoạch Marketing cũng sẽ cung cấp giúp bạn đo lường công việc. Nếu không chuẩn bị lập kế hoạch cụ thể, các bạn sẽ không có định hướng rõ ràng và tỉ lệ thành công là không cao.

2. Tại sao cần có quy trình marketing?

Một quy trình marketing cụ thể sẽ giúp bạn làm rõ mục tiêu của mình, điều này sẽ củng cố chiến lược của bạn. Một quy trình marketing cụ thể sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn:

+ Mô tả rõ ràng về mục tiêu và cách đạt được mục tiêu đó.

+ Giúp xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng với đúng sản phẩm.

+ Nắm rõ và quản lý được ngân sách chi tiêu, từ đó giảm rủi ro khi đầu tư vào hoạt động marketing.

+ Kiểm soát quá trình thực hiện marketing.

+ Cho phép các công ty nhỏ hơn có cơ hội cạnh tranh với các công ty lớn hơn thông qua sự khác biệt với những ý tưởng độc đáo, kế hoạch rõ ràng.

Chính vì vậy mà  việc lập kế hoạch Marketing là rất cần thiết và vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.

3. Các bước xây dựng quy trình Marketing áp dụng cho mọi ngành nghề

Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing

Bước đầu tiên để xây dựng quy trình Marketing một cách hiệu quả chính là xác định mục tiêu Marketing. Đây chính là kim chỉ nam cho các phương pháp Marketing của bạn sau này. Mục tiêu marketing được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi xây dựng kế hoạch marketing, bạn cần bắt mình tập trung vào những mục tiêu cụ thể mà bạn mong đợi đạt được. Nắm rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp giúp bạn nắm rõ định hướng và hoạch định ra hoạt động Marketing nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Bước 2: Phân tích thị trường

Bước tiếp theo sau khi đã nắm rõ mục tiêu marketing chính là nghiên cứu và phân tích thị trường. Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu thị trường để hiểu các cơ hội, thách thức và cách khách hàng tiềm năng phản hồi các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ngoài ra, điều này sẽ giúp bạn nắm được nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và những yếu tố tác động đến dịch vụ hoặc mặt hàng của bạn.

Việc hiểu và phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định điều gì cần cải thiện, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì. Đồng thời cung cấp kiến ​​thức về khách hàng tiềm năng sẽ cải thiện công việc Marketing của bạn.

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường giúp các công ty nhắm mục tiêu các danh mục khác nhau của người tiêu dùng cảm nhận được giá trị đầy đủ của một số sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Từ những kết quả phân tích tình hình và những am hiểu về thị trường, ta sẽ xem nên phân chia thị trường như thế nào cho hợp lý.

Sau khi đã hoàn thành quá trình phân khúc, doanh nghiệp sẽ có một bức nhìn toàn cảnh về thị trường mà mình đang muốn tham gia. Từ đó bạn tập trung được nguồn lực và ngân sách để phục vụ những khách hàng phù hợp nhất. Điều đó giúp bạn nhanh chóng đứng vững trên phân khúc thị trường đó.

Bước 4: Hoạch định chiến lược Marketing

Hoạch định chiến lược marketing là một hoạt động cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Hoạch định là quá trình xác định các mục tiêu dựa trên sự phân tích, dự báo chặt chẽ sự thay đổi của môi trường cũng như thực trạng của doanh nghiệp vì vậy hoạch định giống như sự mở đường. Đây là cơ sở là tiền đồ cho giai đoạn sau của quá trình quản lý chiến lược.

Bước 5: Xây dựng chiến lược phân phối cho quy trình Marketing

Chúng ta cần hoạch định chiến lược lộ trình ra thị trường cho sản phẩm. Có trường hợp chúng ta phải trực tiếp phục vụ khách hàng. Nhưng cũng có trường hợp các đối tác phân phối có thể giúp chúng ta làm điều đó một cách hữu hiệu hơn.

Vì vậy bạn cần xây dựng các kế hoạch để phân phối sản phẩm của mình đến tay khách hàng càng sớm càng tốt. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một chiến dịch marketing nên bạn nên tính toán thật thận trọng.

Bước 6: Xây dựng ngân sách cho kế hoạch Marketing

Ngân sách là một số tiền có thể được sử dụng để duy trì các hoạt động dựa trên mục tiêu của kế hoạch marketing.

Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra được thu hút được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. Chính vì vậy bạn cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý. Cần phải tránh phát sinh những chi phí ngoài ý muốn.

Bước 7: Chiến lược truyền thông trong quy trình Marketing

Một chiến lược truyền thông cụ thể tạo ra một định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, nó giúp doanh nghiệp chuyển thông điệp của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả

Có rất nhiều hình thức truyền thông Marketing khác nhau như: truyền thông một cách trực tiếp (mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại) hoặc truyền thông một cách gián tiếp (sử dụng hoạt động thúc đẩy thương mại, quảng cáo, truyền thông điện tử hay là các vật dụng trưng bày tại điểm bán).

Dựa vào vào từng mục tiêu truyền thông Marketing là gì mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình hình thức truyền thông phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo các giải pháp Marketing Online hoặc Khóa học Marketing Online từ các chuyên gia tại Tigobiz

Bấm “Ctrl+D” Để lưu trữ trên Bookmark và xem lại, hoặc bấm vào biểu tượng ngôi sao cuối địa chỉ web.

Chúc các bạn thành công!

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thủ đô Việt Nam là gì