Content marketing

Làm Content như thế nào cho hiệu quả?

Việc làm Content tốt sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn, nhiều người quan tâm đến bạn hơn (đó là những công chúng mục tiêu), chương trình của bạn chuyên nghiệp và tuyệt vời hơn, hay thậm chí là các kỹ năng sống của bạn cũng tăng lên rõ rệt. Bạn viết nhiều, khả năng sử dụng ngôn ngữ của bạn sẽ tốt dần lên, vốn từ của bạn sẽ tăng lên, và những vốn từ và cách sử dụng ngôn ngữ đó sẽ giúp bạn có khả năng nói, giao tiếp tốt hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, nhiều cơ hội hơn…

VẬY, LÀM CONTENT NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

Nói đến làm Content, thì nó rộng lớn vô cùng, và tất nhiên bài viết này không hướng đến với sản phẩm A thì phải phân tích như thế nào, sản phẩm B thì phải viết ra sao…. Vì nếu để viết về những cái đó thì bao nhiêu cũng không đủ. Ở bài viết này mình sẽ chủ yếu hướng đến vấn đề : “Làm thế nào để viết một nội dung tốt?” – Có nghĩa là có người đọc, nhiều người khen, và nó có ích cho bạn (thường là về sau).

Dưới đây là một vài kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng Content, nó có thể là đúng, là sai, nhưng hãy thử đứng dưới góc nhìn của một-kẻ-mới và đọc nhé bạn. Sự trải nghiệm luôn là cần thiết.

Việc làm Content của bất kỳ một người nào đó thường sẽ theo một quy trình:

  1. Xác định được chủ đề mình cần làm Content.
  2. Xác định được mục tiêu (hiệu quả).
  3. Làm Content để đáp ứng mục tiêu đó.
  4. Đo lường mục tiêu (hiệu quả).

I. Xác định chủ đề của Content

Thường thì việc xác định được chủ đề của Content sẽ có 2 dạng:

  1. Được quyền quyết định (trong trường hợp bạn làm cho mình, đôi khi là tùy hứng thích cái này, thích cái kia, hoặc kể cả khi bạn làm cho người khác, nhưng bạn được quyền quyết định….)
  2. Không được quyền quyết định (trong trường hợp bạn làm cho công ty, bạn làm theo ý người khác,…)

Với quyền được quyết định, bạn sẽ phải đau đầu cân nhắc về việc mình sẽ viết gì? nên viết gì? và cần viết gì? Rõ ràng nó không dễ dàng gì đúng không. Dưới đây là một số cách để mình xác định được chủ đề cần viết.

II. Xác định mục tiêu (hiệu quả) khi viết Content

Đại đa số mọi người thường bỏ qua phần này vì nghĩ nó không quan trọng, hoặc thậm chí không thèm nghĩ tới! Cá nhân mình thì nghĩ, tin và hiểu rằng việc xác định rõ ràng mục tiêu viết trước khi làm Content là một điều rất quan trọng và cần phải làm.

Việc xác định mục tiêu viết Content không mất nhiều thời gian, và đôi khi nó mang giá trị về tinh thần khá nhiều. Việc của bạn đơn giản là liệt kê ra mục tiêu bạn có thể đạt được sau khi xây dựng xong Content này.

  • Nó phải cụ thể: Đặt những mục tiêu mơ hồ cũng như việc bắt các bạn xếp hình mà không có tranh mẫu hay lái xe trong sương mù vậy.
  • Nó phải đo lường và ước lượng được: Thay vì nói chung chung rằng “tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, hãy nói rằng “tôi muốn tăng gấp đôi thu nhập trong 1 năm”.
  • Nó đòi hỏi nhiều hơn khả năng hiện tại của bạn: Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và phấn khích. Tất nhiên, ban đầu những mục tiêu này có vẻ như không thực tế nhưng nó buộc bạn phải suy nghĩ để tìm cách đạt dựoc nó. Hãy nhớ lấy câu này “tất cả mọi chuyện đều có thể, điều quan trọng là làm như thế nào”.
  • Nó phải có tính khả thi: Mục tiêu không thể quá viển vông, ví dụ như là bạn mới bị sa thải vì thiếu năng lực làm việc mà lại dám đặt mục tiêu trở thành triệu phú vào năm sau. Mục đích của bạn phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành. Nếu không mục tiêu sẽ trở thành gánh nặng và làm bạn cảm thấy mệt mỏi mà thôi.
  • Nó phải có mục đích rõ ràng: Sau khi xác định mục tiêu, hãy viết ra giấy tất cả những lí do vì sao điều này quan trọng với bạn.
  • Lập kế hoạch hành động: Mục tiêu sẽ chẳng là gì nếu bạn không lập kế hoạch để đạt được nó.
  • Nó phải cụ thể: Đặt những mục tiêu mơ hồ cũng như việc bắt các bạn xếp hình mà không có tranh mẫu hay lái xe trong sương mù vậy.
  • Nó phải đo lường và ước lượng được: Thay vì nói chung chung rằng “tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, hãy nói rằng “tôi muốn tăng gấp đôi thu nhập trong 1 năm”.
  • Nó đòi hỏi nhiều hơn khả năng hiện tại của bạn: Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và phấn khích. Tất nhiên, ban đầu những mục tiêu này có vẻ như không thực tế nhưng nó buộc bạn phải suy nghĩ để tìm cách đạt dựoc nó. Hãy nhớ lấy câu này “tất cả mọi chuyện đều có thể, điều quan trọng là làm như thế nào”.
  • Nó phải có tính khả thi: Mục tiêu không thể quá viển vông, ví dụ như là bạn mới bị sa thải vì thiếu năng lực làm việc mà lại dám đặt mục tiêu trở thành triệu phú vào năm sau. Mục đích của bạn phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành. Nếu không mục tiêu sẽ trở thành gánh nặng và làm bạn cảm thấy mệt mỏi mà thôi.
  • Nó phải có mục đích rõ ràng: Sau khi xác định mục tiêu, hãy viết ra giấy tất cả những lí do vì sao điều này quan trọng với bạn.
  • Lập kế hoạch hành động: Mục tiêu sẽ chẳng là gì nếu bạn không lập kế hoạch để đạt được nó.

3.1. Xác định công chúng mục tiêu

Bạn có định hình được những người sẽ đọc/tham gia vào Content của bạn họ là ai, họ có đặc điểm như thế nào không? Thường thì khi làm Content chúng ta hay bị ảo tưởng rằng một khi đã làm Content về ngành đó, là tất cả những người trong ngành đó “khả năng cao” là họ sẽ quan tâm. Thực ra thì không có cái khả năng đó đâu. Vì trong mỗi ngành đều có các vấn đề, các chia sẻ, các thắc mắc, có cấp độ từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp.

3.2. Sử dụng từ khóa

Ở đây chúng ta sẽ xác định rõ 2 vấn đề liên quan đến việc xác định “từ khóa” trong xây dựng Content:

  • Đáp ứng chính xác nhu cầu của nhóm công chúng mục tiêu: Thường sẽ là tiêu đề/chủ đề của Content đó.
  • Từ khóa phổ biến – ngắn gọn – đáp ứng nhu cầu của nhóm công chúng mục tiêu: Các từ khóa này thường được sử dụng để làm SEO trên các Search Engines trong Marketing Online, hoặc được hiển thị nội bật trong Content.
seo-keyword
seo-keyword

3.3. Kiểm soát và tập trung xây dựng Content

Đến đây là bạn hoàn toàn có thể bắt đầu xây dựng Content rồi. Tuy nhiên, sẽ rất nhiều quay ra tự hỏi rằng: “Mình đang viết cái gì đây?“. Hoặc đối với những Content quá dài, bạn dễ bị lạc đường trong chính cái mê cung của mình.

Trong những Events lớn, người dẫn chương trình luôn cần 1 tờ khung chương trình, đó là để kiểm soát và tập trung vào nội dung của chương trình. Với chúng ta-những người làm Content cũng vậy, cần phải kiểm soát những gì sẽ làm và tập trung vào những gì nên làm.

3.4. Tối ưu Content

Sau khi xây dựng xong Content, bạn lại có việc cần làm, đó là Tối ưu lại Content của mình, vậy tối ưu nó như thế nào?

1. Content Multimedia: Nếu là bài chia sẻ, tâm sự thì cần có hình ảnh/video/music chứ đừng để nguyên toàn chữ là chữ… Nếu là các sự kiện thì cần các chương trình thì cũng nên thêm vào các trò chơi, bữa ăn ngọt,

2. Đa dạng hóa Content: Sử dụng các loại Content khác nhau như e-book, videos, infographic,…

3. Bản quyền Content: Kể cả bạn không đăng ký bản quyền theo luật pháp, thì trong  một số kênh, về bản quyền vẫn luôn có những luật ngầm riêng của nó. Ví dụ trên kênh Internet, việc bạn copy lại bài của 1 chuyên gia nào đó và tự nhận là của mình là 1 điều cấm kị. Hãy đóng dấu ảnh với logo của mình, ghi tên tác giả ở phía cuối, hay chòi cái mặt mình ở bất cứ đâu đó nếu bạn không muốn phí hoài công sức của mình thì đó là điều cần thiết.

4. Tối ưu SEO: Nếu bạn làm Content trên Internet, hãy tìm hiểu thêm quy trình làm SEO, bạn sẽ có một lượng người dùng nhất định truy cập vào Content của mình hàng ngày, hàng tháng. Bạn có thể đọc thêm bài WordPress SEO & Social Media.

5. Bố cục cho Content: Không phải tự nhiên mà các trang báo điện tử ở Việt Nam lại có bố cục tập trung vào bên trái màn hình, thực tế là người dùng có xu hướng nhìn từ trái sang phải. Tập trung bố cục vào bên trái sẽ khiến người dùng có những phản ứng tích cực hơn.

6. Xem lại Content: Điều đó không bao giờ là thừa, xem lại để sửa lỗi và tối ưu hơn. Đừng bao giờ nghĩ rằng xây dựng Content xong là xong. Hãy xem lại và chắc chắn rằng bạn không bị mắc 1 vài lỗi nhỏ nào đó.

7. Thăm dò công chúng mục tiêu: Hãy thử gửi cho 1 (hoặc 1 vài) người bạn thân thiết và có quan tâm đến cái bạn đang làm, để học đọc/xem/trải nghiệm thử xem thế nào, việc của bạn là nhận lại phản hồi và đóng góp từ họ để có nhìn nhận chính xác hơn cũng như những thứ cần xem xét về Content mà bạn vừa xây dựng xong.

3.5. Kênh truyền thông

Mục này thực chất là một mục riêng và không liên quan nhiều trong việc xây dựng Content, nhưng trong một vài trường hợp, nó là kỹ năng cần thiết, và chúng ta cần phải biết và ứng dụng.

Từ bước xác định công chúng mục tiêu, hãy tìm ra các kênh có chứa nhiều đối tượng mục tiêu nhất. Ví dụ trong trường hợp của mình xác định được 4 kênh hiệu quả:

  • Group FB Cộng đồng iSEO: Chứa nhiều đối tượng mục tiêu.
  • Group FB Social Media Group: Chứa nhiều đối tượng mục tiêu.
  • Profile Facebook: Tập trung vào thương hiệu cá nhân.
  • Các trang tin điện tử chuyên ngành: Tập trung vào thương hiệu cá nhân.

IV. Đo lường mục tiêu (hiệu quả)

Sau khi sản xuất xong Content một thời gian, giờ là lúc bạn cần đo lường hiệu quả mà Content đó mang lại, so sánh với mục tiêu bạn tự đưa ra trước đó.

Việc đo lường có thể dựa trên:

  • Các tương tác trên mạng xã hội (like/share/comment/followers/…)
  • Survey (phiếu đánh giá) Online/Offline
  • Email cảm nhận cá nhân
  • Rating (Chấm điểm)
  • Bình luận (người quan tâm)
  • Traffic (nguồn lưu lượng truy cập ngày/tháng)
  • Doanh thu (Sales)

 

 

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1 + hai bằng mấy