Markeitng là gì? Làm marketing là làm gì?

Khái niệm Marketing là gì? Làm marketing là làm gì?

Chúng ta đã nói nhiều về làm marketing và học marketing nhưng liệu chúng ta đã thật sự hiểu làm marketing là làm gì và nên học marketing như thế nào không

Marketing là gì?

Làm marketing là làm gì?
Làm marketing là làm gì?

Marketing có thể hiểu là việc nhận ra được những gì mà con người mà xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi. Nếu vậy thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi. Do đó, ta có thể định nghĩa ngắn nhất của Marketing là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi.

Như vậy có thể hiểu rõ hơn đó là Marketing là những việc bạn làm để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận:

  • Cung cấp sản phẩm và/ hoặc dịch vụ mà khách hàng cần;
  • Đưa ra mức giá khách hàng chấp thuận trả;
  • Đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng; và
  • Cung cấp thông tin và thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn
  • Phân biệt được đâu là khách hàng hiện hữu hay tiềm năng
  • Nhu cầu hiện tại và tương lai của họ
  • Làm thế nào để thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng? (Những sản phẩm/dịch vụ đang cung ứng có giá trị với họ hay không? Doanh nghiệp có thể trao đổi tương tác với khách hàng hay không? chúng ta có thể cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh hơn hay không?…)
  • Tại sao khách hàng nên tìm tới chúng ta?

Và rất rất nhiều những câu hỏi như trên nữa mới có thể trả lời được một thị trường thực sự là tiềm năng hay không.

Làm Marketing Là Làm Gì?

Làm marketing chính xác là làm gì, và cần phải “học marketing” thế nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên đam mê marketing – ngay cả các bạn được đào tạo bài bản. Trong lớp học và trong nhiều sách textbook căn bản, chúng ta được nghe đến 4P của marketing: Product, Price, Place & Promotion. Chỉ riêng mỗi “P” cũng đã là một lĩnh vực mênh mông – nên rốt cuộc là mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường – có thể đóng góp gì và nên bắt đầu ở đâu?

a, Những công việc tầm vĩ mô trong ngành Marketing:

– Nghiên cứu thị trường
– Phân khúc thị trường
– Định vị thương hiệu
– Phân tích độ cạnh tranh
– Lên chiến lược tiếp thị & các chính sách ưu đãi
– Hoạch định ngân sách marketing
– Đo lường hiệu quả chiến dịch

b, Các bộ phận, phòng ban, nhóm trong ngành Marketing là làm gì ?:

Quảng cáo (Advertising): Liên quan đến việc quảng bá một ý tưởng hay một sản phẩm dịch vụ trên thị trường bằng cách đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Quan hệ công chúng: Xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ.

Chăm sóc khách hàng: Về cơ bản, marketing cũng có vai trò trong việc đưa ra sự hỗ trợ và những lời khuyên cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp, người bán không chỉ cung cấp dịch vụ trước, trong mà còn cả sau khi bán hàng.

Direct marketing: Bộ phận này liên quan đến việc gửi thông điệp của bạn trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua tờ rơi, biểu mẫu, tờ quảng cáo,…

Phân phối: Là một phần của chuỗi cung ứng. Nó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng hoặc siêu thị.

Nghiên cứu thị trường: Là một trong những quá trình thu thập và phân tích thông tin. Dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về cách mà mọi người phản ứng trước những sản phẩm hay dịch vụ của họ. Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường liên tục và không ngừng. Việc họ tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu đối thủ cũng chính là đang nghiên cứu thị trường. Việc này có có thể tạo ra nhiều dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch truyền thông: Kế hoạch truyền thông có liên quan chặt chẽ đến chiến lược marketing. Nó sử dụng các kênh truyền thông tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu. Chúng có thể là Facebook, internet, TV, radio, báo, tạp chí, Zalo…

Định giá sản phẩm: Khi đặt giá, bạn nến tính đến chi phí sản xuất và vận chuyển. Bạn cũng nên xem xét các đối thủ của mình đang bán nó với giá bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Hầu hết các sản phẩm hiếm khi giữ nguyên giá trong thời gian dài. Chi phí sản xuất có thể thay đổi, tiền lương có thể tăng hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có thể giảm giá đột ngột.

Kinh doanh bán hàng: Sales bao gồm việc lập kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ bán hàng bằng các cách thúc đẩy các mục tiêu bán hàng. Nó cũng liên quan đến việc xây dựng một kế hoạch làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiện có. Nhân viên bán hàng có vai trò trong việc thực hiện mục tiêu đó.

One-to-one marketing: Liên quan đến việc giao tiếp một cách trực tiếp với từng khách hàng. Công ty sau đó có thể đưa ra một số điều chỉnh để tiếp cận thị hiếu và sở thích của mỗi khách hàng.

Impression marketing: Là thành viên của phòng ban này, bạn phải làm sao để khiến người tiêu dùng có được nhận thức tốt về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Với những kiến thức trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về marketing cũng như ngành marketing nhé! Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Khóa học Marketing Online Tigobiz, chuyên nghiệp, Kiến thức nền tảng khoa học, dễ hiểu cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu sẽ giúp bạn có những kiến thức đỉnh cao.

Bấm “Ctrl+D” Để lưu trữ trên Bookmark và xem lại, hoặc bấm vào biểu tượng ngôi sao cuối địa chỉ web.

Chúc các bạn thành công!

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Con cọp có mấy chân