Youtube-ads

Hướng dẫn quảng cáo video youtube hiệu quả

Quảng cáo Youtube hiệu quả đang trở thành xu hướng digital marketing khi khách hàng ngày càng thích xem video hơn.

Bạn cũng thường xuyên bắt gặp quảng cáo Youtube khi bạn đang xem video giải trí, và đây là một kênh quảng cáo thật sự rất hiệu quả.

Mình sẽ hướng dẫn cho bạn từng bước một để tạo quảng cáo trên Youtube nhé.

Let’s go !

Quảng cáo Youtube là gì

quang-cao-youtube-ads
quang-cao-youtube-ads

Trên YouTube, người xem có thể khám phá video theo nhiều cách khác nhau (ví dụ: bằng cách tìm kiếm trên trang tìm kiếm của YouTube, nhấp vào video đề xuất trên trang xem hoặc chọn video từ bản tin trên trang chủ). Bạn có thể sử dụng YouTube để quảng cáo hiệu quả hơn tới những người đang tìm kiếm sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn.

Lợi ích của quảng cáo trên YouTube

Kết nối với đối tượng của bạn:

  • Quảng cáo phát trên hoặc chạy bên cạnh video trên YouTube có thể giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng theo cách độc đáo và đáng nhớ. Bạn có thể thể hiện bản thân, giới thiệu năng lực của mình với mọi người hoặc tự ghi hình bản thân và giải thích cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể mang lại lợi ích cho đối tượng.
  • Tiếp cận đối tượng phù hợp:

  • Tiếp cận khách hàng trên YouTube theo chủ đề, từ khóa hoặc thông tin nhân khẩu học, như “phụ nữ dưới 35 tuổi”.

Tạo chiến dịch chỉ trong vài phút: 

  • Tạo tài khoản Google Ads, thiết lập chiến dịch và tiếp cận đối tượng của bạn.

Đo lường thành công: 

  • Tìm hiểu xem liệu bạn có đang tiếp cận đối tượng phù hợp hay không. Kiểm tra tài khoản Google Ads của bạn để theo dõi số lượt xem, chi phí và ngân sách. Truy cập vào thẻ “Analytics” trong tài khoản YouTube của bạn để tìm hiểu thêm về người xem. Ví dụ: bạn có thể biết những video mà khách hàng đang xem và thời lượng xem.

6 hình thức quảng cáo Youtube – cập nhật 2021

1. Quảng cáo có thể bỏ qua trong luồng – Skippable In-stream Ads

Hình thức quảng cáo này còn có tên gọi nguyên bản thân thuộc hơn hơn là TrueView in-stream – lượt xem thật vì người dùng phải thật sự xem quảng cáo thì doanh nghiệp mới bị tính tiến trong hình thức này.

  • Hình thức: video quảng cáo có thể skip sau 5s
  • Độ dài video phù hợp: 15 – 30s
  • Hình thức đặt thầu: CPM, CPV, CPA
  • Mục tiêu marketing phù hợp:
    • Tăng nhận diện thương hiệu,
    • Tiếp cận khách hàng trong giai đoạn cân nhắc giải pháp
    • Gia tăng chuyển đổi

Định dạng quảng cáo này sẽ xuất hiện dưới dạng 1 video phát trước, trong hoặc sau 1 video. Sau 5 giây, người xem có thể chọn bỏ qua quảng cáo.

Các quảng cáo này xuất hiện trên Youtube cũng như trên các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác của video của Google.

Bạn sẽ chỉ bị tính phí nếu người xem xem hết 30s hoặc hết độ dài video (tùy theo điều kiện nào đến trước), nếu người dùng chọn bỏ qua sau 5s, thì bạn hoàn toàn không bị tính phí.

Đối với quảng cáo Trueview , doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách đấu thầu chuyên biệt hơn dựa theo mục tiêu marketing của doanh nghiệp hoặc hành vị khách hàng:

Cụ thể như sau:

1. 1. Nếu doanh nghiệp muốn tăng nhận diện thương hiệu, quảng cáo sẽ tự động đặt hình thức đấu thầu CPM – Cost per 1000 impression – chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị.

(Đây còn được gọi là định dạng Trueview for Reach)

  • Chỉ số quan trọng cần đo: Lượt tiếp cận (Reach), Lượt hiển thị (Impression), Lượt xem video (5s, >30s hoặc toàn bộ video)

Ngoài ra doanh nghiệp có thể xem lượt direct traffic có tăng hay không sau một thời gian chạy quảng cáo với Google Analytic

1.2. Nếu khách hàng đang ở trong giai đoạn cân nhắc, doanh nghiệp sẽ cần lựa chọn CPV – Cost per View – Tính tiền theo mỗi lượt view, làm hình thức đấu thầu.

(Đây là hình thức TrueView thông thường)

  • Chỉ số quan trọng cần đo: Lượt tiếp cận (Reach), Lượt hiển thị (Impression), Lượt xem video (>30s hoặc toàn bộ video)

1.3. Cuối cùng, với mục tiêu tăng doanh thu chuyển đổi, Trueview for action với hình thức đấu thầu CPA – Cost per Action – Chi phí cho mỗi lượt hành động, sẽ là hình thức phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp.

  • Chỉ số quan trọng cần đo: Lượt chuyển đổi, chi phí trên mỗi chuyển đổi

2. Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua – Non-skippable in stream Ads

  • Hình thức: video quảng cáo không thể skíp
  • Độ dài video phù hợp: 15s hoặc ngắn hơn (tại thị trường Việt Nam)
  • Hình thức đặt thầu: CPM
  • Mục tiêu marketing phù hợp: Tăng nhận diện thương hiệu.
  • Chỉ số đánh giá hiệu quả: Lượt tiếp cận (Reach), Lượt hiển thị (Impression), Lượt xem video, CPM

Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua sẽ hiển thị trước, trong hoặc sau 1 video trên Youtube. Hình thức quảng cáo này có thời lượng tối đa là 15s, và người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo.

Bạn sẽ bị tính phí dựa trên số lượt hiển thị, cứ hiện thị là bạn mất tiền dù cho người xem có xem hết quảng cáo hay không. Hình thức này sử dụng chiến lược đặt giá thầu CPM làm mục tiêu.

Các chỉ số gắn liền với mục tiêu nhận diện thương hiệu sẽ là các chỉ số quan trong doanh nghiệp cần đánh gái

Với một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 76% người xem video sẽ tự động bỏ qua quảng cáo thì hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp “bắt” người xem tiếp nhận thông điệp của doanh nghiệp, từ đó có thể đảm bảo đối tượng khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu của bạn.

Lưu ý: 15s cho 1 video quảng cáo cũng là một thời gian tương đối dài trên nền tảng Youtube, vậy nên hãy đảm bảo video của bạn đủ sự sáng tạo để không khiến người xem khó chịu hay nhàm chán (trong 1 vài lần đầu)

3. Quảng cáo đệm – Bumper Ads.

  • Hình thức: video quảng cáo không thể skíp
  • Độ dài video phù hợp: 6s
  • Hình thức đặt thầu: CPM
  • Mục tiêu marketing phù hợp: Tăng nhận diện thương hiệu.
  • Chỉ số đánh giá hiệu quả: Lượt tiếp cận (Reach), Lượt hiển thị (Impression), Lượt xem video, CPM

Quảng cáo Bumper Ads có thời lượng là 6 giây (hoặc ngắn hơn) và phát trước, trong hoặc sau một video Youtube. Đây cũng là một dạng quảng cáo Non-skippable in stream, nên người xem không có lựa chọn bỏ qua quảng cáo.

Về hình thức trả phí, do cách tính giá thầu dựa trên CPM, nên doanh nghiệp sẽ cần trả phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị.

4. Quảng cáo khám phá – Discovery Ads

Quảng cáo khám phá trên Youtube có 2 dạng hình thức:

  • Video Discovery Ads: Mục tiêu tăng lượt view cho 1 video nhất đinh
  • Discovery Ads. Mục tiêu đưa khách hàng về site, thuyết phục phục tạo ra chuyển đổi.

4.1 Video Discovery Ads

  • Hình thức: Hình ảnh thumbnail + text văn bản.
  • Hình thức đặt thầu: CPM hoặc CPV
  • Mục tiêu marketing phù hợp: Tăng nhận diện thương hiệu, tăng cân nhắc thương hiệu
  • Chỉ số đánh giá hiệu quả: Lượt xem video

Quảng cáo khám phá video bao gồm hình thu nhỏ từ video của bạn cùng với một số văn bản. Mặc dù kích thước và hình thức chính xác của quảng cáo có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí quảng cáo xuất hiện, quảng cáo khám phá video luôn mời mọi người nhấp vào để xem video. Sau đó, video sẽ phát trên trang xem hoặc trang kênh trên YouTube.

Định dạng này sẽ xuất hiện trên:

  • Trên kết quả tìm kiếm của YouTube
  • Bên cạnh video có liên quan trên YouTube
  • Trên trang chủ dành cho thiết bị di động của YouTube

Bạn sẽ bị tính phí mỗi khi có người click vào quảng cáo video của bạn.

Hình thức quảng cáo này giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu dựa trên video quảng cáo mục tiêu. Với việc tạo ra những video hữu ích với chủ đề liên quan, lồng ghép khéo léo sản phẩm, dịch vụ vào trong nội dung, ngoài việc tăng nhận biết, doanh nghiệp còn tích cực đẩy mạnh sự cân nhắc lựa chọn sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.

Ví dụ: khi người dùng search các nội dung liên quan đến học tiếng anh online, doanh nghiệp có thể quảng cáo những nội dung về chia sẻ kiến thức, các cách học tiếng anh online hiệu quả, … với logo thương hiệu, tên thương hiệu được lồng ghép trong bài, từ đó tăng nhận biết thương hiệu đến với khách hàng.

4.2. Quảng cáo Discovery Ads (không cần video)

  • Hình thức: Text văn bản.
  • Hình thức đặt thầu: CPA
  • Mục tiêu marketing phù hợp: Tăng chuyển đổi
  • Chỉ số đánh giá hiệu quả: Lượt click vào quảng cáo, lượt chuyển đổ

5. Quảng cáo trên trang đầu – Masthead

  • Hình thức: video quảng cáo xuất hiện ở trang chủ Youtube
  • Hình thức đặt thầu: CPM – CPD
  • Mục tiêu marketing phù hợp: Tăng nhận diện thương hiệu
  • Chỉ số đánh giá hiệu quả: Lượt hiển thị, Lượt view video (25%, 50%, 75%, 100%), lượt click sang website, lượt click vào video

6. Quảng cáo banner hiển thị

*Định dạng quảng cáo này không nằm trong bộ quảng cáo Youtube Ads, mà thuộc quảng cáo GDN tuy nhiên vì vẫn xuất hiện trên Youtube nên doanh nghiệp cũng cần hiểu để phân biệt và biết cách kết hợp, lựa chọn các hình thức quảng cáo phù hợp.

  • Hình thức: banner hoặc khung quảng cáo trên Youtube.
  • Hình thức đặt thầu: CPM, CPC, CPA
  • Mục tiêu marketing phù hợp: Tăng nhận diện thương hiệu, gia tăng chuyển đổi
  • Chỉ số đánh giá hiệu quả: Lượt hiển thị, lượt click vào quảng cáo, lượt truy cập website, lượt chuyển đổi.

Cách thức hiển thị:

Quảng cáo hiển thị trên Youtube chia thành 2 dạng:

 In video overlay Ads: HIển thị banner ngay trên Video

Doanh nghiệp có thể cài đặt hình thức hiển thị này thông qua quảng cáo GDN của Google. Các hình thức đặt giá thầu thường thấy của hình thức này sẽ là CPM, CPC hoặc CPA nếu doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chuyển đổi.

Quảng cáo Youtube cần chuẩn bị gì ?

Mình sẽ giới thiệu sơ qua cho bạn những thứ cần chuẩn bị trước khi chạy quảng cáo Youtube.

Bạn cần có 3 thứ sau đây:

  •  
    Tài khoản quảng cáo Google. Bên dưới mình hướng dẫn bạn tạo tài khoản quảng cáo Google này luôn.
  •  
    Thẻ Visa/Mastercard để chạy quảng cáo Youtube
  • Kênh Youtube mà bạn muốn quảng cáo.

Hướng dẫn chi tiết từng bước chạy quảng cáo Youtube

#1: Liên kết Kênh YouTube của bạn với Google Ads

Trước khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo video YouTube của bạn, bạn phải liên kết kênh YouTube của mình với Google Ads để dữ liệu có thể đi vào Google Ads.

Để thực hiện việc này, hãy mở bảng điều khiển Google Ads và nhấp vào nút Công cụ & Cài (Tools & Settings) đặt ở phía trên bên phải màn hình. Trong menu pop-up, nhấp vào Tài khoản được liên kết (Linked Accounts) trong Cài đặt (Set up).

Trên trang Tài khoản được liên kết (Linked Accounts), cuộn xuống và chọn YouTube.

Sau đó nhấp vào nút “+” và làm theo lời nhắc để liên kết kênh YouTube của bạn.

#2: Tạo Chiến dịch quảng cáo video mới trong Google Ads

Bây giờ bạn đã sẵn sàng tạo chiến dịch YouTube của mình. Bắt đầu bằng cách mở tab Chiến dịch (Campaigns) ở bên trái. Sau đó nhấp vào một trong các nút “+” màu xanh và chọn “Chiến dịch mới” (New Campaign) từ menu pop-up.

Hướng dẫn chi tiết từng bước chạy quảng cáo Youtube

 

#1: Liên kết Kênh YouTube của bạn với Google Ads

Trước khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo video YouTube của bạn, bạn phải liên kết kênh YouTube của mình với Google Ads để dữ liệu có thể đi vào Google Ads.

Để thực hiện việc này, hãy mở bảng điều khiển Google Ads và nhấp vào nút Công cụ & Cài (Tools & Settings) đặt ở phía trên bên phải màn hình. Trong menu pop-up, nhấp vào Tài khoản được liên kết (Linked Accounts) trong Cài đặt (Set up).

Trên trang Tài khoản được liên kết (Linked Accounts), cuộn xuống và chọn YouTube.

Sau đó nhấp vào nút “+” và làm theo lời nhắc để liên kết kênh YouTube của bạn.

#2: Tạo Chiến dịch quảng cáo video mới trong Google Ads

Bây giờ bạn đã sẵn sàng tạo chiến dịch YouTube của mình. Bắt đầu bằng cách mở tab Chiến dịch (Campaigns) ở bên trái. Sau đó nhấp vào một trong các nút “+” màu xanh và chọn “Chiến dịch mới” (New Campaign) từ menu pop-up.

 

Trên trang tiếp theo, chọn mục tiêu chiến dịch, có thể hơi khó hiểu khi thiết lập chiến dịch. Nhiều nhà quảng cáo nhầm lẫn giữa các mục tiêu với các chuyển đổi và nghĩ rằng nếu họ không đặt ra một mục tiêu, thì các chuyển đổi cũng không được theo dõi. Theo dõi chuyển đổi tách biệt với các loại mục tiêu chiến dịch này.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn chạy một chiến dịch YouTube, tôi khuyên bạn nên chọn “Tạo Chiến dịch mà không có Hướng dẫn mục tiêu” (Create a Campaign Without a Goal’s Guidance). Tùy chọn này cung cấp cho bạn các tùy chọn đặt giá thầu đầy đủ để bạn có thể bắt đầu với việc đặt chi phí thủ công cho mỗi lượt xem (CPV – Cost Per View). Khi bạn có đủ dữ liệu và chuyển đổi, hãy xem các mục tiêu khác.

Khi bạn bắt đầu với bất kỳ loại mục tiêu nào khác, thường thì bạn sẽ không có số lần hiển thị vì Google không có dữ liệu nào để làm việc. Nếu điều này xảy ra với tài khoản của bạn, hãy tạo một chiến dịch mới và thiết lập chiến dịch mà không có mục tiêu.

Tiếp theo, chọn Video cho loại chiến dịch.

Khi bạn bắt đầu với bất kỳ loại mục tiêu nào khác, thường thì bạn sẽ không có số lần hiển thị vì Google không có dữ liệu nào để làm việc. Nếu điều này xảy ra với tài khoản của bạn, hãy tạo một chiến dịch mới và thiết lập chiến dịch mà không có mục tiêu.

Tiếp theo, chọn Video cho loại chiến dịch.

 

Bây giờ bạn đã sẵn sàng tạo chiến dịch YouTube của mình. Bắt đầu bằng cách mở tab Chiến dịch (Campaigns) ở bên trái. Sau đó nhấp vào một trong các nút “+” màu xanh và chọn “Chiến dịch mới” (New Campaign) từ menu pop-up.

huong-dan-chi-tiet-tung-buoc-chay-quang-cao-youtube-01

Trên trang tiếp theo, chọn mục tiêu chiến dịch, có thể hơi khó hiểu khi thiết lập chiến dịch. Nhiều nhà quảng cáo nhầm lẫn giữa các mục tiêu với các chuyển đổi và nghĩ rằng nếu họ không đặt ra một mục tiêu, thì các chuyển đổi cũng không được theo dõi. Theo dõi chuyển đổi tách biệt với các loại mục tiêu chiến dịch này.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn chạy một chiến dịch YouTube, tôi khuyên bạn nên chọn “Tạo Chiến dịch mà không có Hướng dẫn mục tiêu” (Create a Campaign Without a Goal’s Guidance). Tùy chọn này cung cấp cho bạn các tùy chọn đặt giá thầu đầy đủ để bạn có thể bắt đầu với việc đặt chi phí thủ công cho mỗi lượt xem (CPV – Cost Per View). Khi bạn có đủ dữ liệu và chuyển đổi, hãy xem các mục tiêu khác.

huong-dan-chi-tiet-tung-buoc-chay-quang-cao-youtube-02

Khi bạn bắt đầu với bất kỳ loại mục tiêu nào khác, thường thì bạn sẽ không có số lần hiển thị vì Google không có dữ liệu nào để làm việc. Nếu điều này xảy ra với tài khoản của bạn, hãy tạo một chiến dịch mới và thiết lập chiến dịch mà không có mục tiêu.

Tiếp theo, chọn Video cho loại chiến dịch.

Bạn có thể chạy cả quảng cáo video và hình ảnh trên YouTube. Dưới đây là danh sách các loại quảng cáo video:

  • “Quảng cáo video có thể bỏ qua” (Skippable Video Ads) được hiển thị trước, trong hoặc sau video chính. Người dùng có thể bỏ qua các quảng cáo này sau 5 giây.
  • “Quảng cáo video không thể bỏ qua” (Non-skippable Video Ads) xuất hiện trước, trong hoặc sau video chính. Những quảng cáo này có thể dài 15 hoặc 20 giây, tùy thuộc vào cài đặt khu vực.
  • Quảng cáo Bumper (Bumper Ads) cũng không thể bỏ qua. Chúng phát trong video chính và có thể dài tới 6 giây.

Trong ví dụ này, chọn “Chiến dịch video tùy chỉnh” (Custom Video Campaign) cho chiến dịch phụ và sau đó nhấp vào “Tiếp tục” (Continue).

huong-dan-chi-tiet-tung-buoc-chay-quang-cao-youtube-04

Chọn chiến lược và ngân sách đấu thầu

Trên trang tiếp theo, nhập tên cho chiến dịch của bạn.

Đối với chiến lược đặt giá thầu, chọn CPV tối đa (Maximum CPV). Thông thường, CPV nằm trong khoảng từ 0,05 đến 0,12 đô la. Nếu bạn thiết lập giá thầu và bạn không nhận được bất kỳ hiển thị nào, thì hãy tăng giá thầu của bạn.

Đối với ngân sách, bạn có thể chọn ngân sách hàng ngày (khuyến khích chọn loại này) hoặc tổng ngân sách chiến dịch.

Tiếp theo, bạn có thể đặt ngày bắt đầu và ngày kết thúc nếu bạn muốn. Thông thường, một số người sẽ có xu hướng không đặt ngày kết thúc vì họ sẽ theo dõi sát sao các chiến dịch của mình và sẽ dừng chúng một cách thủ công nếu cần.

Đặt phương thức phân phối (Delivery Method) thành Tiêu chuẩn (Standard). Nếu bạn chọn Tăng tốc (Accelerated), Google sẽ chi tiêu ngân sách hàng ngày của bạn ngay khi có thể và ngân sách của bạn có thể không kéo dài cả ngày.

 

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thủ đô Việt Nam là gì